Ươm mầm trí tuệ

FunEdu Kon Tum với Chương Trình Giáo Dục STEM

Phương pháp STEAM chính là thông qua việc sáng tạo để phát triển các kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Đây là cụm từ chỉ 5 chuyên ngành chính mà trẻ cần xây dựng. Đó là Science – Khoa học (S); Technology – Công nghệ (T); Engineering – Kỹ thuật (E) và Mathematics – Toán học (M) và A tức là Art (Nghệ thuật).

STEAM mang đến cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh. Cách học này khác hẳn so với cách học truyền thống, giáo viên nói và học sinh chỉ ngồi nghe. Thông qua việc sáng tạo và các hình thức thực hành, bé dần học và hoàn chỉnh kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Khác biệt hoàn toàn với cách đánh giá chất lượng học sinh bằng điểm số cuối học kỳ thì với cách giảng của phương pháp này, phụ huynh sẽ được giáo viên đánh giá học sinh cả 1 quá trình học tập. Điều này giảm áp lực học tập cho bé. Khi theo phương pháp STEAM, bé sẽ được học kiến thức thông qua công cụ như: Khoa học, Nghệ thuật, Kỹ thuật, Toán học và Công nghệ hiệu quả.

Nhờ việc lồng ghép các kỹ năng của các môn học với nhau giúp trẻ nắm được lý thuyết lẫn thực hành. Với cách học này, học sinh chủ động sáng tạo, tìm hiểu môn học tạo ra các sản phẩm khoa học sáng tạo còn giáo viên chỉ hướng dẫn, bổ trợ thêm. Cách học này khuyến khích trẻ chủ động và hứng thú hơn khi học.

1. Phương pháp giáo dục STEAM phù hợp với trẻ giai đoạn nào?

Với việc ứng dụng các kỹ năng thuộc các lĩnh vực, khoa học, công nghệ, nghệ thuật, kỹ thuật và toán học, đòi hỏi cần áp dụng phương pháp STEAM ở độ tuổi phù hợp. Vậy chúng ta nên áp dụng STEAM với trẻ ở giai đoạn nào?
Hiện nay, Việt Nam đang ứng dụng phương pháp STEAM vào chương trình giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học và trung học trên cả nước. Thậm chí, bậc học Cao đẳng, Đại học cũng đã ứng dụng cách học này. Điều đó cho thấy sự sáng tạo của phương pháp này rất rộng rãi.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể nói tốt, nhận biết tư duy và biết bắt chước lời giáo viên mầm non thì mới có thể áp dụng hình thức học thông qua thực hành sáng tạo nên các sản phẩm. Giai đoạn này, cô giáo sẽ là người bạn đồng hành chơi cùng con, tuyệt đối không làm thay con, giúp con biết cách khám phá môn học theo cách của riêng mình. Cách học này hiệu quả và giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Trước đó, ba mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp steam tại nhà từ bé để bé làm quen và kích thích trí tò mò của con đối với thế giới bên ngoài. Mỗi đồ vật trong gia đình đều có thể trở thành học cụ của phương pháp STEAM.

Ngoài việc xây dựng kỹ năng quan trọng để thành công hơn trong cuộc sống thì các con khi tiếp xúc với phương pháp STEAM sẽ được những lợi ích tích cực như sau:
2. Khơi dậy khả năng sáng tạo của học sinh

   Nhờ cách giảng dạy “vừa học – vừa chơi” được ứng dụng từ phương pháp STEAM, học sinh sẽ được khơi dậy khả năng sáng tạo. Não bộ của các em sẽ phân tích và tạo sự kết nối giữa kiến thức đã học với thế giới xung quanh. Sự sáng tạo của trẻ có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: tự đặt câu hỏi để tìm ra đáp án, khám phá lắp ráp những vật thể… Mặc dù các ý tưởng có thể rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển, giúp trẻ chủ động tư duy. 

Đặc biệt, phương pháp giáo dục sớm STEAM tạo ra môi trường học tập không áp lực, mang đến không khí vui vẻ, thông qua những tiết học thực hành thú vị. Nhờ vậy, học sinh có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Thay vì ép học sinh đưa ra đáp án chính xác, STEAM hướng đến thái độ và cách mà tìm kiếm câu trả lời. 

Đây chính là điểm khác biệt mà phương pháp STEAM mang lại cho học sinh. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu tri thức mà còn phát triển năng lực chủ động, tìm tòi để tạo ra những cái mới, lý giải sâu hơn về những hiện tượng trong bài học hay thực tế.
3. Truyền cảm hứng trong học tập cho học sinh
     Sự thành công của phương pháp STEAM là ở khả năng truyền cảm hứng trong học tập cho trẻ. Phương pháp này vô cùng hiệu quả khi các em không phải học quá nhiều kiến thức nhưng vẫn nắm rõ nội dung các bài học thông qua việc nghiên cứu, ứng dụng để tự đúc kết vấn đề. Áp dụng phương pháp STEAM giúp trẻ khơi dậy niềm đam mê học tập, chủ động khám phá để tiếp thu kiến thức và giải quyết vấn đề.

Hiện nay, FunEdu Kon Tum xây dựng hệ thống giáo trình đa dạng phù hợp cho mỗi cá nhân học sinh. Đồng thời, trường không ngừng có sự cải tiến và thay đổi phương pháp để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Qua đó, học sinh được học dựa vào các tình huống cụ thể

Với phương pháp STEAM, học sinh sẽ được học nhiều tiết học bổ ích thông qua những tình huống cụ thể. Các em phải vận dụng kiến thức được học để giải quyết vấn đề đặt ra. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà STEAM luôn hướng tới. Bởi với phương pháp giáo dục truyền thống, học sinh đa phần chỉ được tiếp thu lý thuyết. Dù có điểm số cao trong học tập nhưng đa phần các em không thể vận dụng được trong thực tế. 

Học sinh được giáo dục theo phương pháp giáo dục sớm STEAM sẽ hoàn toàn chủ động hơn khi các em có thể hiểu và thực hành những kiến thức được học. Từ đó, trẻ được tự mình khám phá, mở rộng hơn về tri thức. 
Funedu_admin

About:

Top
We use cookies to improve our website. By continuing to use this website, you are giving consent to cookies being used. More details…